Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Vì sao quá trình cung ứng nhân sự thất bại?

Cung ứng nhân sự thất bại có nhiều nguyên nhân, nhưng không phải HR nào cũng nhận ra điều này. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất khi tuyển dụng.


Không xác định được mục tiêu


Kế hoạch tuyển dụng không rõ ràng, không nhấn mạnh vào mục tiêu cuối cùng khi tuyển chọn ứng viên làm cho hiệu quả thực sự của quá trình tuyển dụng không có.


Ví dụ khi mục tiêu tổng thể cho chiến lược tuyển dụng của bạn có thể là tăng cường nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng, trong khi mục tiêu cụ thể liên quan đến mục tiêu chung đó có thể là tăng lưu lượng truy cập đến trang web nghề nghiệp của bạn từ phương tiện truyền thông xã hội lên X%.


Lọc sai đối tượng


Để chọn đúng ứng viên, bản thân nhà tuyển dụng cần làm việc trực tiếp với những người quản lý bộ phận đang tuyển, cần hỏi rõ các điều kiện chuyên môn là gì cũng như các bài test năng lực. Có như vậy mới lọc được đối tượng tiềm năng chính xác.


Khi thiết kế JD, cần thông tin cụ thể rõ ràng, những yêu cầu hay điều kiện cần thiết cho vị trí này. Từ đó bản thân ứng viên nhìn vào sẽ biết mình có khả năng đáp ứng công việc hay không, giúp bộ lọc ứng viên được thu hẹp lại đáng kể.


Thông tin nhà tuyển dụng ít ỏi


Điều tra thông tin công ty là điều mà bất kỳ ứng viên nào cũng sẽ thực hiện ngay khi được HR liên hệ. Vì vậy nếu để họ thấy rằng bạn có thương hiệu tuyển dụng kém (hoặc không có gì cả) họ sẽ cảm thấy nhạt nhẽo và không muốn gửi thông tin ứng tuyển.


Xây dựng trang web công ty với nội dung rõ ràng, đầy đủ, giao diện thu hút cũng như thường xuyên cập nhật hoạt động của công ty lên các trang mạng xã hội chính là cách thu hút ứng viên tìm đến công ty bạn.


Xung đột với cấp quản lý


HR không hiểu chức năng của phòng ban, trưởng phòng hay leader không thống nhất tiêu chí tuyển dụng khiến việc tìm kiếm và lựa chọn ứng viên bị kéo dài và kết quả thường không thỏa mãn điều kiện của 1 hoặc 2 bên.


Thực tế, các nhà tuyển dụng cần thay đổi từ nội bộ bên trong để biến quá trình tuyển dụng người tài trở nên dễ dàng hơn cho người quản lý, ví dụ như cố gắng giao tiếp thường xuyên, xác định các số liệu chính liên quan đến việc tuyển dụng như gói lương, các yêu cầu cơ bản, các yêu cầu phụ và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, để tăng khả năng thu hút người tài cho doanh nghiệp của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cung ứng nhân sự: Đặc trưng tuyển dụng gen Z

Thế hệ gen Z được xem là thế hệ trẻ và năng động, thích tiếp thu nhiều cái mới lạ và thích nghi rất nhanh so với các thế hệ đi trước. Đây cũ...