Sự dịch chuyển đầu tư tăng nhu cầu lao động
Hiện Samsung đang đẩy nhanh tốc độ triển khai xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất của Đông Nam Á tại Việt Nam. Trong sự dịch chuyển trụ sở sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn lớn đang diễn ra hiện nay, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, trong đó có nhiều lý do được các nhà đầu tư quan tâm như sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi liên quan đến đất đai, môi trường đầu tư kinh doanh, nhân lực…
Hơn nữa, Việt Nam là nước ASEAN thứ 2 sau Singapore và là nước đang phát triển đầu tiên ở Châu Á ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Châu Âu (EU), mở thêm các cơ hội cho các nhà đầu tư của Việt Nam và Pháp tiếp cận thị trường của nhau. Theo đó, việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài và Việt Nam sẽ được thực hiện một cách chủ động, có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu…
Theo dịch vụ tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp nước ngoài thường chú trọng đến kỹ năng làm việc, nhất là khả năng xử lý tình huống, không quá quan tâm đến bằng cấp ứng viên. Tuyển dụng nhân sự cấp cao đòi hỏi ứng viên Việt Nam cần có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể trao đổi, giao tiếp lưu loát với ban giám đốc người nước ngoài. .
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (Bộ KHĐT), để chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư FDI dịch chuyển, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi Luật DN, Luật Đầu tư để có thể đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục và tạo hành lang thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đầu tư và hợp tác kinh doanh. Việt Nam đang tiến hành rà soát quỹ đất khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chương trình hành động, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, kết nối với các dự án FDI lớn…
Đặc biệt, để tháo gỡ các khó khăn và đẩy nhanh quy trình tạo hành lang thông thoáng cho các nhà đầu tư, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh là Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng là Tổ phó thường trực để tập trung tháo gỡ những nút thắt về đầu tư, thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao…
Qua các cuộc xúc tiến đầu tư này, thông tin của nhiều chuyên gia cho thấy, có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt họ đều bày tỏ sự quan tâm tới các định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét