Thiếu việc làm tăng cao
Theo thống kê cho đến hết quý 3, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Thêm việc giãn cách nhiều tháng, khiến doanh nghiệp lẫn người lao động điêu đứng. Nhất là ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý 3 tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Những khó khăn liên tiếp ập đến như bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất - kinh doanh. Chưa kể chính sách chống dịch của từng vùng, khiến cho việc đi lại giao lưu giữ các vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động.
Hàng ngàn người lao động trong các khu công nghiệp tại những tỉnh thành phía Nam bị mất việc, hỗ trợ ít ỏi, họ đành trở về quê nhà tạo nên làn sóng dịch chuyển lao động lớn. Hiện nay tình hình việc làm vẫn chưa nhiều, không ít doanh nghiệp nói rằng họ đang thiếu hụt lao động.
Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 lần thứ 4, đến nay các doanh nghiệp tại TP.HCM đã trở lại sản xuất, nhưng vẫn mang tính cầm chừng. Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, hiện nay quy mô lao động trong các doanh nghiệp từ khoảng 80-90% tổng số lao động. Người lao động tại các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã quay lại làm việc khi doanh nghiệp trở lại hoạt dộng trong trạng thái bình thường mới.
Về thị trường lao động trong năm 2022, ông Lê Minh Tấn cho biết, quý 1/2022 rơi vào thời điểm đón Tết Nguyên đán, vừa là thời điểm hàng năm các doanh nghiệp cần tuyển nhiều lao động để bổ sung lực lượng lao động chuyển đổi việc làm hoặc người lao động về quê chưa trở lại sau Tết, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, dự kiến vào quý 1/2022 sẽ cần khoảng 75.000 chỗ việc làm để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét