Vì sao tuyển dụng cho startup lại khó?
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam có một cộng đồng lập trình viên đang phát triển mạnh mẽ nhất nhì khu vực. Thị trường kinh tế số của Việt Nam có trị giá 9 tỉ USD năm 2018, do đó tiềm năng còn rất lớn trong thời gian tới.
Theo 1 báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain & Co., ước tính đến năm 2025, nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam đạt 43 tỉ USD, xếp thứ ba sau Indonesia và Thái Lan. Thế nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn cho các start-up công nghệ.
Hiện đa phần các start-up kỳ lân (được định giá trên 1 tỉ USD) hay start-up ở giai đoạn sau của quá trình khởi nghiệp mới tiếp cận được nguồn vốn. Trong khi start-up còn ở giai đoạn đầu thường rất khó khăn tiếp cận vốn đầu tư do rủi ro cao. Vì những rủi ro đó mà nhiều người còn e ngại khi đầu quân cho startup. Thiếu hụt nhân tài cũng là rào cản tiếp theo ngáng chân các DN start-up phát triển bùng nổ. Các chuyên gia tuyển dụng khó tìm người tài đầu quân cho các DN bởi chương trình đào tạo vẫn nặng lý thuyết không theo sát thực tế. Thiếu hụt thông tin mang tính địa phương hóa cũng là khó khăn cho các lập trình viên và chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, phát triển. Do đó để giải quyết vấn đề này, cần tập trung vào các chương trình và sáng kiến phát triển nhân tài cả dưới hình thức hợp tác công tư để xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho quá trình phát triển nền kinh tế công nghệ số.
Nhiều nhân viên chưa có kinh nghiệm nhưng luôn tự cho mình đẳng cấp để rồi không gắn bó được lâu dài. "Đa phần các bạn trẻ thích nhảy việc và điều này dẫn đến tình trạng trì trệ của các dự án, DN cũng rất đau đầu trong công tác quản trị".
Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy các nguyên nhân dẫn tới thất bại của một DN khởi nghiệp thường do sản phẩm khởi nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường (chiếm 42%), không có kế hoạch tài chính phù hợp, dẫn tới thiếu tài chính để phát triển DN (29%), không có đội ngũ phù hợp cho sự phát triển (23%), không có mô hình kinh doanh phù hợp (17%)...
Vì thiếu nhân tố lãnh đạo giỏi dẫn dắt, sự thành công của startup còn xa vời hơn. Nhân sự là một áp lực rất lớn cho các DN khởi nghiệp, nhất là khi tuyển nhân sự cao cấp. Nếu lựa chọn sinh viên mới ra trường thì họ có nhiệt huyết nhưng kỹ năng thì chưa, kiến thức cũng chưa đầy đủ. Có thể dành thời gian để đào tạo nhưng đào tạo xong họ lại ra đi. Làm sao giữ được nhân sự gắn bó với DN khởi nghiệp là bài toán hết sức đau đầu cho các startup.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét