Ngành tiêu dùng nhanh, bán lẻ có nhu cầu tăng
Tại phía Nam, đây là ngành ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong việc tìm kiếm ứng viên cho vị trí cấp quản lý. Nguyên nhân của việc tăng nhu cầu này đó là khách hàng đã chuyển hướng sang kinh doanh online. Từ đó lĩnh vực FMCG cần tìm ứng viên trong mảng e-commerce, sales online để tối ưu hoạt động buôn bán. Do đó ứng viên có kinh nghiệm, định hướng trong lĩnh vực này sẽ có cơ hội việc làm khá cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ứng viên Việt chưa có chuyên môn cũng như kinh nghiệm về thương mại điện tử. Vì thế các doanh nghiệp phải liên hệ headhunter để tuyển nhân sự cao cấp cũng như vị trí thông thường.
Nhu cầu tuyển dụng ngành năng lượng
Những công ty thuộc mảng năng lượng đang triển khai kế hoạch phát triển nhân sự vì đang trong giai đoạn thực hiện các dự án của Chính phủ. Điều này đem lại dấu hiệu tích cực khi mở ra cơ hội nghề nghiệp cho ứng viên có kỹ năng, vốn ngoại ngữ tốt. Do sự gia tăng trong nhu cầu tuyển dụng nên một số doanh nghiệp đã hạ tiêu chuẩn tuyển chọn để nhanh chóng ổn định bộ máy nhân sự. Các ứng viên là người địa phương, nơi thực hiện dự án cũng có nhiều cơ hội ứng tuyển vì các công ty này cần nguồn lực gắn bó lâu dài.
Công nghệ thông tin vẫn thiếu người
Lĩnh vực IT không chỉ tăng nhu cầu tuyển nhân sự cấp cao mà còn ở vị trí cấp nhân viên. Theo ghi nhận, trong quý 3, ngành công nghệ thông tin thực hiện nhiều dự án lớn nhưng không có đủ đội ngũ nhân sự. Do đó các công ty công nghệ thực hiện thuê ngoài, hoặc chấp nhận tuyển ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm và tiến hành đào tạo thêm.
Ứng viên khó tìm việc ngành dệt may
Lý do là vì nhu cầu mua sắm không còn nhiều và hoạt động xuất nhập khẩu cũng tạm ngưng. Lao động buộc phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, thậm chí có doanh nghiệp cắt giảm số lượng lớn nhân sự. Trước tình hình đó, có thể nói ngành dệt may sẽ không tìm thêm ứng viên mới, nếu thực hiện tuyển chọn chỉ tuyển dụng cao cấp để quản lý, vận hành những công việc dang dở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét